TẠO SỰ KHAN HIẾM SẢN PHẨM ĐỂ GIA TĂNG DOANH SỐCâu chuyện đã xảy ra và rất thành công. Những yếu tố nào đã tạo nên câu chuyện này? Và việc tạo nên sự khan hiếm sản phẩm này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu như thế nào? I. SỰ KHAN HIẾM SẢN PHẨM LÀ GÌ?Một điều dễ nhận thấy là để tạo nên tình trạng khan hiếm, sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu hoặc khách hàng cảm giác rằng sản phẩm này sẽ mang về rất nhiều lợi ích trong tương lai. Theo định nghĩa từ Investopedia – được kiểm định bởi MICHAEL J BOYLE: Khan hiếm là vấn đề kinh tế cơ bản, xảy ra khi tình trạng hàng hóa, dịch vụ (nguồn lực nói chung) đáp ứng không đủ so với mong muốn hay nhu cầu.
II. VÍ DỤ CHO SỰ KHAN HIẾM SẢN PHẨM LÀ GÌ NHỈ?Để mình liệt kê một số sản phẩm dễ hình dung hơn nhé! Giai đoạn trước đây là câu chuyện vacxin 6.1. Tại thời điểm đó nguồn cung hạn chế nhưng lượng cầu lại cao, rất nhiều người đã phải sử dụng đến mối quan hệ, thậm chí có những gia đình đi du lịch tận Singapore để tiêm chủng cho con mình. Sản phẩm ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu, đôi khi các phụ huynh không màng đến mức giá chi ra để có được sản phẩm này cho con mình. Vì sao? Yếu tố quan trọng hàng đầu là sức khoẻ của con mình, tiếp đến là sự khan hiếm khiến cho phụ huynh sẵn sàng chi nhiều tiền hơn. Năm 2021, trong câu chuyện mùa Covid này, sự an toàn cho bản thân và gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Vacxin này không dễ dàng để có nhé. Nhiều gia đình đã phải xin đặt hàng trước để sớm đến lượt mình được tiêm. Ở đây có phải là sự khan hiếm khi công tác nhập vacxin về đã làm chi phí đẩy lên đúng không? Còn về bất động sản, với những dự án hấp dẫn, nhiều tiện ích, vị trí tốt đang thi công, các nhà đầu tư phải mua suất quan hệ, đặt cọc từ rất sớm (sớm đến nỗi chưa cần có một văn bản pháp lý hay công văn vẫn tranh nhau đặt cọc tiền). Vì sao? Vì họ thấy rằng nếu mua được thì sau này sẽ có nhiều sinh lợi hơn hay được một căn hộ ưu việt hơn với giá hời hơn trong tương lai. Bên cạnh tình trạng khan hiếm vì nguồn lực là tình trạng khan hiếm do nhãn hàng cố tình tạo ra để nâng giá thành sản phẩm. Kết hợp với nhu cầu thích thể hiện bản thân của con người thông qua việc sưu tập các sản phẩm khan hiếm, cụ thể là những bộ sưu tập có giới hạn của các thương hiệu nổi tiếng, đã giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh số hiệu quả. Ví dụ cho trường hợp này thường thấy trong các mặt hàng xa xỉ phẩm nói riêng hoặc ngành thời trang nói chung. Một số thương hiệu thời trang nhanh như Zara, H&M, Forever 21,… đều bán một số bộ sưu tập giới hạn theo mùa. Bên cạnh đó, những thương hiệu thời trang cao cấp như Dior, Hermes, Gucci,… thường mở bán những bộ sưu tập có số lượng giới hạn (chỉ 1-2 mẫu trên toàn thế giới). Chính sự khan hiếm về số lượng này đã kéo theo lợi thế về giá cả. Ngoài ra, ta có thể dễ dàng thấy sự áp dụng lý thuyết tâm lý học này ở các trang thương mại điện hay các trang web bán hàng online của doanh nghiệp với các ghi chú nhỏ ở dưới sản phẩm bạn đang xem: “Chỉ còn xxx cái”, “Số lượng có hạn”, các khung giờ vàng khuyến mãi, flash sale,… III. CÓ NGHĨA LÀ, VIỆC DOANH NGHIỆP TÙY Ý TẠO NÊN SỰ KHAN HIẾM HÀNG HÓA ĐỂ THÚC ĐẨY HÀNH VI MUA SẮM LÀ DỄ DÀNG?Hiển nhiên là không. Việc tạo nên sự khan hiếm ở sản phẩm đòi hỏi công tác nhận định nhu cầu của thị trường và yếu tố sản phẩm có đáp ứng đủ điều hay không. Mình không khuyến cáo cách thức này nhiều, nhưng đó cũng là một cách trong kinh doanh tăng giá trị sản phẩm dẫn đến tăng doanh số cho doanh nghiệp. Chúc quý anh chị có thêm một góc nhìn mới. mondial.vn – Người định hướng hành trình thương hiệu. |
19
Th9
