7 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Trước khi khởi sự kinh doanh, có rất nhiều thủ tục pháp lý khi đăng ký thành lập công ty mà các chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu. Cho dù là bạn có nhân sự đảm nhận việc này thì cũng nên nắm những kiến thức cơ bản để chuẩn bị tốt nhất cho cho việc thành lập công ty. Dù sao đây mới là đứa con tinh thần của bạn mà, đúng không?
Dưới đây xin chia sẻ một số vấn đề cơ bản quan trọng cho những bạn đang có ý định thành lập công ty. Các bạn có thể tham khảo và nắm được những kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Cùng tìm hiểu nhé:
I. CÓ NHỮNG LỰA CHỌN LOẠI HÌNH NÀO CHO DOANH NGHIỆP?Theo Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014, có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập.
1. Doanh nghiệp tư nhân “Là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 DNTN.” |
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. Công ty hợp danh “Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 01 tên chung (sau đây gọi chung là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.” |
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn “Gồm Công ty TNHH một thành viên do 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 02 thành viên trở lên có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng tối đa không vượt quá 50 thành viên.” |
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4. Công ty Cổ phần “Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế tối đa.” |
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
II. ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY Địa chỉ trụ sở của công ty là nơi giao dịch kinh doanh, mua bán thương mại, ký kết hợp đồng do vậy trước khi thành lập chúng ta cũng phải biết được nơi nào được phép đặt trụ sở và nơi nào không được tùy theo quy hoạch phát triển của địa phương, và quy hoạch đặc thù từng vùng. Đối với những ngành Sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn hay ô nhiễm môi trường thì phải xem xét đó có thuộc khu dân cư đông đúc hay không để dự tính đặt địa chỉ. Đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng đối với ngành nghề bình thường thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở để kinh doanh. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
III. ĐẶT TÊN CÔNG TY RA SAO? Tên doanh nghiệp xác định thương hiệu cho công ty, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm – dịch vụ của công ty ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, vậy làm sao có thể chọn được một cái tên hay và ưng ý, làm sao có thể chọn được một cái tên không trùng lặp, nhầm lẫn với những công ty khác, hay làm sao đặt tên doanh nghiệp mà không thuộc điều cấm của pháp luật. Vậy mà sao để đặt tên thương hiệu ý nghĩa và đảm bảo đúng quy định: |
Bước 1: Đặt tên thương hiệu
Có khá nhiều cách đặt tên cho thương hiệu nhưng tựu chung lại có 8 cách đặt tên phổ biến mà các thương hiệu lớn thường dùng:
Đặt tên công ty theo tên người sáng lập |
Ưu điểm của cách đặt tên này là dễ dàng bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp và không tốn thời gian sáng tạo tên thương hiệu.
Nhược điểm là tên thương hiệu gắn bó chặt chẽ với người sáng lập, gây khó khăn nếu muốn chuyển quyền thương hiệu.
Đặt tên công ty bằng mô tả
Ưu điểm cách đặt tên này chính là dùng từ mô tả ngắn gọn về thương hiệu làm tên công ty. Phương pháp này truyền đạt trực tiếp bản chất của công ty.
Nhược điểm đặt tên theo mô tả có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu.
Đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt
Tên viết tắt được rút gọn của tên đầy đủ công ty hoặc viết tắt chiến lược kinh doanh.
Ưu điểm việc rút ngắn tên giúp tên công ty trở nên ngắn gọn hơn, thuận tiện khi giao dịch cùng khách hàng.
Nhược điểm là khó nhớ, khó xây dựng nhận diện thương hiệu bằng tên này và khó xin bản quyền tên thương hiệu.Đặt tên công ty theo tên gợi ý
Ưu điểm dễ khiến khách hàng liên tưởng tới lĩnh vực kinh doanh của công ty.Nhược điểm là thật khó tìm thấy từ gợi ý chưa được dùng.
Đặt tên công ty bằng hai từ ghép với nhau
Ưu điểm là cách đặt tên này khá dễ nhớ, gần như không có nhược điểm!
Đặt tên công ty sáng tạo
Ưu điểm của phương pháp đặt tên này khiến công ty trở nên nổi bật, độc đáo và dễ dàng đăng ký bảo hộ tên thương hiệu.
Nhược điểm là nếu bạn không cẩn thận, tên công ty sẽ trở nên ngớ ngẩn và vô nghĩa.
Đặt tên công ty theo liên kết
Cách đặt tên này sử dụng danh từ khiến khách hàng liên tưởng đến thương hiệu. Phương pháp này khá được ưa chuộng trên thế giới vì dễ ghi nhớ tên thương hiệu.
Ưu điểm là tên thương hiệu tạo liên kết cho khách hàng dễ liên tưởng, tên thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn.
Nhược điểm thì là tên địa danh, nhận vật ngày càng hiếm, khó tìm tên chưa có chủ.Bước 2. Bạn muốn nói gì qua tên thương hiệu
Khi đặt được tên thương hiệu, bạn cần xác định giá trị nền tảng mà cái tên đó sẽ phát triển và đại diện. Vì vậy hãy suy nghĩ cẩn thận và tự hỏi mình: Mong muốn của bạn là gì? Khi bạn nghĩ về tên công ty mới của mình
Bước 3. Kiểm tra tên thương hiệu đó đã được đăng ký chưa?
Tên thương hiệu đó được đăng ký chưa? Nếu đã được đăng ký thì bạn nên lựa chọn tên thương hiệu khác, tránh rắc rối không mong muốn xảy ra sau này.
Tên miền thương hiệu có sẵn hay không? Ở thời đại kỹ thuật số như này, có hàng ngàn tên miền được đăng ký mỗi ngày. Bạn phải chắc chắn tên miền thương hiệu chưa có ai đăng ký, chi phí mua lại tên miền công ty có thể rất đắt đỏ với một Startup khởi nghiệp.
Bạn cũng cần kiểm tra ý nghĩa tên miền nếu dịch ra các ngôn ngữ khác. Phải chắc chắn tên thương hiệu không có ý nghĩa xấu khi dịch sang ngôn ngữ khác, ví dụ: Hàn Quốc, Trung Quốc hay tiếng Anh…điều này rất cần thiết nếu bạn muốn tên thương hiệu vươn ra thế giới.
Bước 4: Tên thương hiệu có đúng quy định của pháp luật không?
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp. Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
IV. LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH PHÙ HỢP THẾ NÀO?
Phải tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh thực tế có phù hợp với ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thành lập công ty ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này, ngành nghề của mình có thuộc danh mục cấm kinh doanh? ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề sản xuất của mình có được phép sản xuất tại nơi doanh nghiệp đặt dịa chỉ kinh doanh hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai. Đó là những thắc mắc có thể hầu hết khách hàng đang vướng mắc và phân vân trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình
V. THÀNH VIÊN GÓP VỐN, CỔ ĐÔNG GÓP VỐN Thành viên góp vốn là những người cùng bỏ tiền bạc và công sức ra kinh doanh với công việc chung tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ đóng góp tiền bạc, công sức, chất xám… Do vậy khi bắt đầu công việc kinh doanh cần quy định và xác định rõ trách nhiệm của mỗi người. Việc quy định phân chia công việc, phân chia lợi nhuận nên được lập thành hợp đồng để tránh phát sinh những tranh chấp sau này. Tìm được những thành viên/cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập doanh nghiệp.
VI. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT, GIÁM ĐỐC CÔNG TY Tại sao cần phải biết về người đại diện theo pháp luật? Ai sẽ là người đại diện pháp luật cho công ty mình? Những chức danh nào có thể làm được người đại diện pháp luật? Người đại diện có vai trò gì trong doanh nghiệp? Trước khi thành lập công ty các bạn cần phải biết và nắm rõ được về người đại diện pháp luật cho chính công ty mình hoặc biết được người đại diện theo pháp luật của công ty đối tác. Đó chính là những người đại diện cho doanh nghiệp để ký kết giấy tờ, ký kết hợp đồng và làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật. Dưới đây là những điều cần biết trước khi thành lập công ty về người đại diện theo pháp luật. Các chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.
VII. VỐN ĐIỀU LỆ Vốn điều lệ là một trong những điều cần biết khi thành lập công ty vì nó liên quan đến việc góp vốn thế nào là đủ, góp trong thời gian bao lâu? Vốn tối thiểu là bao nhiêu? Và tối đa là bao nhiêu. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường, còn những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì sẽ có mức quy định cụ thể. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng hướng đi cho thương hiệu ngay từ thời gian đầu là hết sức quan trọng bởi vì nó giúp bạn hình dung được thương hiệu mình phát triển như thế nào trong tương lai. mondial.vn hy vọng những thông tin trên giúp ích cho những ai đang có ý định thành lập công ty. Chúc các bạn thành công trên con đường gây dựng sự nghiệp trong tương lai. |