Hầu hết các sản phẩm đều có hướng dẫn sử dụng, thì brand guidelines chính là cuốn sách hướng dẫn cách sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hãy cùng MondiaL tìm hiểu xem cuốn sách hướng dẫn sử dụng này bao gồm những gì và truyền tải điều gì với đối tượng nào nhé!
Như chúng ta đã biết ở các bài tính cách thương hiệu, hay giá trị cốt lõi của thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu cần truyền tải được ý nghĩa, thông điệp, giá trị cốt lõi thương hiệu.
Vì vậy, Brand Guidelines như một bộ sách hướng dẫn sử dụng đúng cách hệ thống nhận diện thương hiệu, từ đó truyền đạt được thông tin, hình ảnh thương hiệu nhất quán đến khách hàng.
Sự nhất quán trong truyền tải thông tin thương hiệu giúp khách hàng dễ nhớ về thương hiệu hơn, nhanh định vị được thương hiệu hơn.
Một bộ quy chuẩn các nguyên tắc về thương hiệu sẽ bao quát toàn diện về hệ thống nhận dạng thương hiệu của công ty, bao gồm:
- Logo: logo chính, logo phụ và biểu tượng
- Màu sắc đại diện: màu chính và màu phụ
- Kiểu chữ: kiểu phông chữ, kích thước và khoảng cách
- Hình ảnh khác: ảnh, minh họa và tác phẩm nghệ thuật
- Giọng nói và giọng điệu: cách thương hiệu sử dụng ngôn ngữ và cảm xúc
I. ĐI VÀO CHI TIẾT
1. Logo
Logo là gương mặt đại diện cho thương hiệu.
Vậy nên chỉnh chu là yếu tố bắt buộc một logo phải có.
Một logo như thế nào là chỉnh chu?
Là logo đó phải đúng với quy chuẩn thiết kế của thương hiệu từ màu sắc, kích thước, vị trí để logo tùy tình huống,…
Dự án thiết kế nhận diện thương hiệu thực hiện bởi MondiaL
2. Màu sắc đại diệnTương tự logo, màu sắc đại diện cũng phải theo đúng quy định ban đầu để có một sự thống nhất gợi nhớ cho người tiêu dùng về thương hiệu.Mỗi màu sắc đều mang ý nghĩa riêng. Không phải tự dưng mà ngành hàng thực phẩm đa số đều có màu vàng và đỏ.Vậy nên màu sắc mà thương hiệu lựa chọn cần phải phù hợp với ngành hàng mình tham gia để đảm bảo sự thu hút với khách hàng mục tiêu.
Dự án thiết kế thương hiệu thực hiện bởi MondiaL
3. Kiểu chữKiểu chữ bao gồm phông chữ, kích thước và khoảng cách đều truyền tải được sắc thái cho thương hiệu.Nhìn vào kiểu chữ của một thương hiệu, khách hàng sẽ mường tượng được tính cách thương hiệu là hiện đại hay cổ điển, lãng mạn hay ngại ngùng, phóng khoáng hay truyền thống, vui vẻ năng động hay trang trọng quý phái,…
4. Hình ảnh khácPhong cách thương hiệu đã được xác định từ tính cách và định vị thương hiệu.Việc cố định một phong cách hình ảnh để khách hàng cảm nhận được phong cách này chỉ có thể là đích danh một thương hiệu nào đó.
5. Giọng nói và giọng điệuThương hiệu đang hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nào, thì giọng nói và giọng điệu của thương hiệu cần phải phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng đó.Thông qua giọng nói và giọng điệu của thương hiệu sẽ định vị được hình ảnh thương hiệu trong đầu khách hàng.
Hãy thử đọc các câu dưới đây xem bạn đoán ra được bao nhiêu thương hiệu nổi tiếng nhé:“Vật cũ mòn rèn nên nhà vô địch”“Bản lĩnh đàn ông đích thực”“Bật tuôn hứng khởi”“Một ngày dài năng động với…”
II. DOANH NGHIỆP CẦN CÓ BRAND GUIDELINES, ĐỂ:
1. Là công cụ đưa ra quy chuẩn và quy tắc khi sử dụng hệ nhận diện thương hiệu2. Đảm bảo sự nhất quán trong hệ thống nhận diện của thương hiệu3. Tiết kiệm thời gian và chi phíBrand Guidelines không chỉ giúp nhân viên mới hiểu được, biết được thương hiệu của nơi mình sẽ làm việc mà còn để nhắc nhở các nhân viên hiện tại không quên, không đi sai hướng.
III. BRAND GUIDELINES LÀ CÁNH CỬA DẪN TỚI BRAND LOYALTY
Sự nhất quán trong truyền tải thông tin thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ khiến khách hàng “cảm” được thương hiệu nhiều hơn.Khi đã “cảm” được khách hàng sẽ định hình cảm xúc, thái độ nhất định dành cho thương hiệu.Sự tin yêu, ưu ái hay thái độ trung lập cũng từ đây mà ra.Có thể nói, brand guidelines chính là cánh cửa dẫn tới brand loyalty (sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu).